Chuyên đồng hồ đeo tay chính hãng, phụ kiện đồng hồ
Liên hệ: 098 7604 272; 090 4645 571
Thanh toán khi nhận - Miễn phí vận chuyển với đồng hồ

Đánh giá độ chống nước của một chiếc đồng hồ là phép thử vô cùng quan trọng để biết được liệu chiếc đồng hồ có thể hoạt động bình thường trong môi trường nước hay không. Đây là một trong những tính năng nổi trội đã được phát minh và ngày càng được phát triển để đáp ứng nhu cầu du lịch và khám phá của con người hiện nay.

Độ chống nước của đồng hồ đã được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển để tạo ra chất lượng tốt nhất giúp đồng hồ hoạt động tốt dưới nước, khi bơi lội hay thậm chí lặn.

Với tất cả những đặc điểm có trên đồng hồ, độ chống nước thường bị xem thường hoặc hiểu sai.

Một kí hiểu đơn giản như “50M water resistance” thực ra chứa đựng rất nhiều thông tin và lưu ý khi đeo đồng hồ.

Thật không may khi mọi người hiếm khi hiểu ý nghĩa thực sự và những tiêu chuẩn của độ chống nước.

ĐỘ SÂU TÍNH THEO MÉT

Người đeo thường đặt ra câu hỏi về kí hiệu ‘meter’ của đồng hồ, hay có thể đeo đồng hồ trong những hoạt động nào.

Sau đây là danh sách đã được liệt kê của hãng đồng hồ Casio.

Độ chống nước của đồng hồ casio

- Water resistance: Có thẻ đeo khi nước bắn vào đồng hồ ở môi trường không có áp lực.

- 50m WR: Có thể đeo trong khi bơi, các hoạt đông thể thao nhưng chỉ ở môi trường nước nông.

- 100m WR: Có thể đeo khi bơi, trong các hoạt động thể thao và lặn không chuyên.

- 200m WR: Có thể đeo khi bơi, trong các hoạt động thể thao, lặn không chuyên và lái cano nước.

- Diver’s watch: đeo được trong tất cả các hoạt động như trên thêm cả lặn chuyên nghiệp trừ một số nơi hoặc độ sâu nhất định và đồng hồ được trang bị van chứa khí gas helium.

BAR & ATM

Bars thể hiện cho áp suất tác dụng lên 1 vật khi ở dưới nước. Có thể quy đổi như sau, 1 bar tương đương với 10 mét hoặc 32 feet. ATM là viết tắt của atmosphere (khí quyển), và ám chỉ áp suất của không khí trên mặt nước. 1ATM là áp suất thông thường của mực nước biển. 10ATM đơn giản nghĩa là chiếc đồng hồ có thể chịu được ấp suất lớn gấp 10 lần so với áp suất thông thường của mực nước biển mà vẫn hoạt động bình thường.

Nếu một chiếc đồng hồ được đánh kí hiệu 50 meter, theo lí thuyếtt thì nó sẽ xuống được độ sâu 50 mét. Tuy nhiên làm vậy sẽ khiến cho chiếc đồng hồ chịu quá nhiều áp lực. Nếu chiếc đồng hồ của bạn cũng có kí hiệu như vậy, hãy chỉ xuống đến gần độ sâu đó bởi ở cùng 1 độ sâu dòng nước đang di chuyển có thể gây thêm áp lực so với khi nước lặng.

Sau đây là bảng quay đổi:

1 bar = 1 ATM = 10 meters = 32 feet

tương tự 10 ATM = 10 bars = 100 dưới nước.

hoặc 10 ATM = 10 bars = 320 feet dưới nước.

Theo sau đó, ta có: 20 ATM = 200 meters = 640 feet = 20 bars

30 ATM = 300 meters = 960 feet = 30 bars

50 ATM = 500 meters = 1600 feet = 50 bars

100 ATM = 1000 meters = 3200 feet = 100 bars

ĐÁNH GIÁ ISO

ISO 2281:1990 và ISO 6425:1996. Đây là hai tiểu chuẩn đặc biệt cho đồng hồ khi nói đến hoạt động của các chức năng khi dưới nước. Hai tiêu chí chúng khác nhau ở cấp độ của các quá trình cũng như khả năng chống chịu áp suất.

Tiêu chuẩn đầu được áp dụng trên đồng hồ đeo tay thông thường hằng ngày.

Tiêu chuẩn thứ hai được áp dụng cho đồng hồ lặn.

Khi đồng hồ vượt qua được bài kiểm tra ISO 2281, chúng sẽ chính thức được đánh dấu “Water resistance”. Còn đối với đồng hồ lặn, chúng phải vượt qua được bài kiểm tra ISO 6425 để xác nhận sức chống nước đạt chuẩn.

“WR”, một dấu hiệu thường thấy trên đồng hồ, là độ chống nước. nó thể hiện khả năng chống chịu ở áp suất nhất định.

ISO 2281:1990

Tiêu chuẩn quốc tế này yêu cầu nhiều bài kiểm tra khác nhau giúp một chiếc đồng hồ xứng đáng với kí hiệu ‘water-resistant’.

Tiêu chuẩn này dành cho đồng hồ đeo tay cơ bản hằng ngày hoặc được sử dụng khi tập thể dục, bơi lội nhẹ nhàng và khác hoạt động thường ngày khác.

Tuy không có cảnh bảo về giới hạn áp suất, những chiếc đồng hồ ở tiêu chuẩn này không nên được sử dụng khi lặn. Bạn vẫn có thể đeo khi lặn ở mực nước nông nhưng có rủi ro là do bạn!!

Để đạt được tiêu chuẩn này đồng hồ phải vượt qua những bài kiểm tra như sau:

- Đồng hồ ở dưới mực nước 10cm trong 1 tiếng.

- Đồng hồ ở duới mực nước 10cm và chịu áp lực 5N trong 5 phút.

- Chống ngưng tụ nước khi đồng hồ ở trong môi trường nhiệt độ 40 độ C - 45 độ C, sau đó nhỏ nước giọt có nhiệt độ 18 độ C - 25 độ C và lau sau 1 phút, yêu cầu mặt kính không được có hiện tượng nước ngưng tụ.

- Chống nhiệt ở môi trường 40 độ C, 20 độ C, 40 độ C xen kẽ nhau mỗi nhiệt độ kéo dài 5 phút và có thời gian cách chưa đến 1 phút.

- Chống lại sự vượt quá áp suất khi ở sâu trong nước, với một lượng áp suất nhất định ( thường là 2 bars trong 10 phút, sau đó áp suất được giảm liên tục trong 1 phút và được kiểm tra xem nước có tràn vào hay không.

- Kiểm tra áp suất khí quyển khoảng 2 bars để xem liệu trên vỏ đồng hồ có lỗ khí nào không.

- Các bài kiểm tra khác không yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

Đồng hồ Casio F91Casio F91 một trong những đồng hồ đạt ISO 2281 (Ảnh WIKI)

ISO 6425:1996

Đây là tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn so với như trên bởi nó được áp dụng cho đồng hồ lặn chuyên nghiệp ở độ sâu nhỏ nhất là 100m. Đồng hồ đạt tiêu chuẩn này được kiểm tra đến 125% khả năng chịu áp lực của nó.

Bởi đây là một tiêu chuẩn quan trọng, từng chiếc đồng hồ sẽ được kiểm tra chứ không phải chỉ kiểm tra bản mẫu.

Sau đây là các bước kiểm tra của tiêu chuẩn ISO 6425 này:

- Kiểm tra độ chính xác ở dưới nước khi chạm đáy ở độ sâu 30cm trong vòng 50 giờ ở 18-25 độ C sau đó kiểm tra xem các đặc điểm và tính năng vẫn hoạt động bình thường.

- Chống ngưng tụ nước khi đồng hồ ở trong môi trường nung nóng 40 độ C - 45 độ C, sau đó nhỏ nước giọt có nhiệt độ 18 độ C - 25 độ C và lau sau 1 phút, yêu cầu mặt kính không được có hiện tượng nước ngưng tụ.

- Chống lực tác dụng từ bên ngoài khi đồng hồ ở môi trường áp suất lên đến 125% so với giới hạn chống nước của đồng hồ. Cùng lúc tác dụng lực 5N lên các núm chỉnh của đồng hồ.

- Kiểm tra chống nước tràn, đồng hồ ở môi trường áp suất lên đến 125% so với giới hạn chống nước của nó trong 1 phút và giữ nguyên vị trí trong 2 giờ, giảm xuống 0,3 bar trong 1 phút và giữ nguyên vị trí trong 1 giờ, sau đó chiếc đồng hồ sẽ được mang ra kiểm tra máy và các chức năng.

- Chống ảnh hưởng từ địa chấn khi đồng hồ chạm đáy ở độ sâu 30cm ở nhiệt độ 40 độ C, 5 độ C, 40 độ C, mỗi mức nhiệt xen kẽ nhau kéo dài trong 10 phút và chưa đến 1 phút nghỉ giữa các mức nhiệt. Sau đó đồng hồ được đưa ra kiểm tra mặt kính và máy.

Xin hãy nhớ rằng bài kiểm tra ngoài thực tế của ISO khắt khe và phức tạp hơn rất nhiều. Danh sách được liệt kê như trên chỉ bao quát được 1 phần của toàn bộ quá trình nhưng đó cũng là những yêu cầu chính để kiểm tra được giá trị đích thực và độ bền bỉ của từng chiếc đồng hồ.

 

 

Đã có một thời gian những chiếc đồng hồ đạt được tiêu chuẩn ISO 2281 được sử dụng như đồng hồ lặn. Nhưng mọi rủi ro, sự cố đều thuộc về người sử dụng. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đảm bảo rằng những chiếc đồng hồ này sẽ với đến một độ sâu nhất định với những mục đích sử dụng khác nhau.

Tuy có rất nhiều công đoạn phức tạp nhưng đều là những tiêu chí cần thiết để chứng minh được khả năng chống nước của đồng hồ. Các nhà khoa học nên tiến hành những nghiên cứu để tìm ra những loại đồng hồ nào phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người sự dụng.

Có thể ban đầu nghe hơi phức tạp, nhưng biết bạn cần gì và hiểu rõ thứ bạn có sẽ giúp bạn có được một chiếc đồng hồ hoàn toàn phù hợp với mình.

Sản phẩm liên quan

Giấy phép ĐKKD số: 05B8003041 Cấp ngày 28/12/2018
Địa chỉ: Hồng Cầu, Lạc Hồng, Văn Lâm. Hưng Yên
Gửi hàng và bảo hành: 184 Minh Khai Hà Nội
Hotline: 098 7604 272; 090 4645 571
Email: khachhang@toki.vn